Ông Thăng nhìn ông Năm chăm bẩm, khuôn mặt kinh ngạc, ông nhíu cặp chân mày, hất hàm :
— Lá bài tẩy gì chứ?
Ông Năm cười bí hiểm, khoan thai ʇ⚡︎ự rót cho mình tách trà, điềm đạm nói:
— Thôi nói nhiều chỉ tổ mất lòng, giờ mầy nói mầy có giấy đứng tên sổ bộ đất đâu trưng ra đây cho mọi người thấy coi.
Ông Thăng cười khì hết sức ngạo mạn:
— Chú tức cười thiệt. Việc gì tui phải trưng ra? Tui đâu có ngu tới mức đưa cho chú rồi chú xé tui phải làm sao?
Ông Năm cười ha hả thích thú :
— Trời ! Vậy mà không chịu ngu. Sổ bộ đất người ta lưu hồ sơ tгêภ Huyện đó ông con, tao có xé tám tờ như vậy cũng không ý nghĩa gì. Nào? Có không trưng ra đi?
Ông Thăng dứt khoát:
– Tui không đưa.
Ông Sáu nổi nóng:
— Tổ cha mầy, anh em tao nói một là một không ăn đàng sóng nói đàng gió như mầy nghen mậy?
Ông Năm khoát tay ngăn ông sáu:
— Được rồi chú Sáu. Mầy sợ tao tịch thu sổ bộ chứ gì? Được! Thạch chạy đi mời cô út Ánh, thằng Bảy Tăng đến đây, họ là những người có tuổi và đàng hoàng, chứng kiến cho nó yên tâm. Trong khi chờ đợi thằng Thăng đi lấy sổ đất mầy, đừng để tao cưỡng chế nghen.
Thạch dạ rồi chạy u đi. Ông Thăng vẫn ngồi yên đó không nhúc nhích. Tự ông biết đã lớn chuyện rồi và khó lòng thực hiện ý đồ với mấy ông già nầy, ông nghĩ cách đối phó nhưng không biểt lá bài tẩy của họ là gì nên chẳng biết hướng nào để phòng bị.
Mà thật ra, ông Thăng chưa từng thấy cái bằng khoán đất của ông nội Thạch thì làm sao mà sang tên cho riêng mình? Lúc má sắp nhỏ còn sống, ông và bà đã tìm kiếm lục lọi khắp nơi nhưng không thấy ở đâu nên mới nấn ná tới giờ nầy. Ông nghĩ khi chủ sở hữu bằng khoán đất đã mất rồi thì việc sang tên chia đất cũng dễ dàng nhưng nếu má Thạch còn thì chưa chắc ông thực hiện được ý định. Thằng Hai Đạt bên địa chính hứa với ông là sẽ thuận lợi làm giấy tờ sở hữu cho con ông với điều kiện cuối vụ phải đong cho nó 400 giạ lúa và ông đã đồng ý rồi.
Hôm nay đâu mọc ra mấy cha già chểt tiệt đến hạch sách ông, lại đòi coi bằng khoán đất. Ông không dại gì vạch lưng cho họ xem trừ trường hợp họ lên xã lên huyện hỏi. Ông chợt lạnh mình, hay lá bài tấy của họ là sổ bộ và bằng khoán đất không chừng? Nhưng vô lý, không lẽ nào ông nội Thạch không giao cho Thạch mà giao cho các em mình?
Thạch đưa cô Út Ánh và anh bảy Tăng đến. Hai cổ nhắc ghế mờ ngồi, ông Thăng nhìn hai người, cười nhạt:
— Tự nhiên lại lôi hai người dưng nước lã vào đây?
Ông Năm cười khà khà:
— Người dưng nước lã hả mậy? Hồi đó ông nội thằng Thạch bán hết đất điền của cha tao cho anh em tao, ảnh bọc tiền rồi cùng vợ chồng cô út, cha má thằng Bảy Tăng tới khai phá và mua thêm đất ở chỗ nầy. Hai người nầy đã chứng kiến toàn bộ quá trình xây dựng của anh Ba (Nội Thạch). Bây giờ mầy nói mầy đang đứng tên bằng khoán vậy mầy đưa ra đi, nếu sự thật có cái bằng khoán đất mầy sỡ hữu thì tao nhượng mầy một bước. Còn không thì tụi tao kéo lên huyện mệt mình mầy đó đa.
Ông Thăng lừng khừng một hồi, không biết phải phản ứng ra sao bèn kéo hộp tҺuốc ℓά vê một điếu rồi châm lửa đốt. Nhả vài ngụm khói chủ yếu kéo dài thời gian để suy nghĩ. Mọi người cũng im lặng theo dõi thái độ của ông. Coi bộ sắp tàn điếu tђยốς mà không ai có phản ứng gì, ông Thăng lấy lại bình tĩnh:
— Mấy người ngộ nhen, chuyện nhà của tui sao mấy người chen vô sâu như vậy chứ?
Ông Năm nhìn Thăng, nhìn từ đầu đến chân, nhìn đến khuôn mặt rồi ngừng lại, giọng ông trầm trầm:
— Tao nhìn không ra mầy là loại người ăn cháo đá bát như vậy. Mấy mươi năm sống yên ổn được người người kính trọng nay tham lam phút chốc trở thành kẻ không ra gì. Tao đã cố tình để mầy thấy khó mà rút ai ngờ mầy vẫn ngoan cố. Nếu không có lời dặn dò của anh Ba tao là tao đã báo cho chánh quyền gông cổ mầy lại rồi.
Ông Thăng giận dữ ngắt lời:
— Tui làm gì mà gông cổ tui? Chú nói vậy mà nghe được hả?
Ông Năm nạt ngang :
— Dẹp mầy! Tao không rỗi hơi mà dằn co với mầy, bây giờ tao cho mầy một cơ hội nữa, mầy có đồng ý chia tài sản như di ngôn của ông nội thằng Thạch không? Nói dứt khoát một lần.
Thăng vẫn nói cứng:
— Không!
— Đúng là cứng đầu cứng cổ. Mầy tạo nghiệt thì ʇ⚡︎ự nhận lấy hậu quả. Tội nghiệp cho các con mầy chúng rất đàng hoàng mà có người cha chẳng ra gì.
Thăng nạt ngang:
— Thôi! Ông có chiêu bài gì giở ra coi nói nhiều quá.
Ông Năm cười khì khì rồi vừa lôi cái cặp đang kè kè cạnh ông, lần tay kéo “con rít” lấy ra một phong thư đã cũ, vừa nói:
— Từ từ mậy, rấp gì. Trước sau gì mầy cũng biết mà?
Mọi người (Trừ bà Tư, ông Sáu và bác Hai Minh) ai nấy đều nhìn vào lá thư tгêภ tay ông Năm. Ông từ tốn ngoác chú Bảy Tăng lại:
— Để cho khách quan, mầy đọc giùm cho tất cả nghe coi Tăng.
Chú Bảy trân trọng nhận bức thư và mở ra đọc:
Ngày…tháng…năm….
Kính gửi anh Hai.
Lâu quá vì bận chuyện ruộng nương và sức khỏe cũng dỡ nên không về thăm anh chị và các em được. Mong anh tha lỗi cho.
Hôm trước nghe anh bị đau khớp gối nay đã bớt nhiều chưa? Ăn uống có ngon miệng không? Chị Hai và các cháu cũng khỏe chứ? Lúc nầy trời lập đông lạnh lắm, anh nhớ mặc ấm vào nghen.
Con Tư và thằng Năm thằng Sáu có thường tới thăm anh không? Tui nhớ anh, nhớ tụi nó lắm rất mong có dịp mấy anh em mình quây quần đầy đủ như hồi xưa.
Lúc nầy tui thấy trong mình không được khỏe nên viết cho anh bức thư nầy để gửi gấm vài điều.
Chuyện nhà tui anh em mình đều biết rõ, vì để bảo vệ con của thằng Báu mà tui đã gả vợ nó cho thằng Thăng khi vợ nó mang bầu thằng Thạch. Ai kêu trời chỉ cho tui có một đứa con là Báu nên tui làm tất cả để gìn giữ giọt ɱ.á.-ύ họ Trần.
Thằng Thăng ban đầu về làm chồng thay thế Báu coi cũng được lắm nhưng sau khi nó có 3 đứa con riêng rồi tui thấy nó đối với Thạch không còn như trước nhưng vì còn có tui nên nó không dám làm gì. Tui sợ khi tui nhắm mắt rồi đất đai nó sẽ chuyển qua họ Phan hết nên dù tui có trăng trối lại cũng phải thủ riêng cho thằng Thạch một đường.
Tui kèm theo lá thư nầy là tờ ρhâп chia đất. Nếu như Thăng thực hiện đúng theo lời dặn của tui thì anh khỏi đưa ra, còn nếu nó có ý đồ thôn tính thì tùy anh và các em ρhâп xử. Nhưng dẫu sao nó cũng sống lâu với họ Trần anh cũng không nên thẳng tay. Mấy đứa nhỏ con nó tuy không ruột ϮhịϮ với mình nhưng chúng cũng lớn lên bên cạnh tui và gọi tui là ông nội nên cũng phải đảm bảo cuộc sống sau nầy cho chúng nó.
Giấy tờ sổ bộ và bằng khoán đất khi anh đứng ra giải quyết tranh chấp thì kêu thằng Thạch dời cái cối xay lúa cũ bỏ trong nhà kho, phía dưới gạch tui có xây một hộc nhỏ để toàn bộ vào trong đó. Không có những thứ nầy thằng Thăng không làm gì sang đoạt được.
Đây là tất cả tâm nguyện của tui, nếu tui không may đi trước anh thì anh nhớ thực hiện giùm. Nếu như Thăng vẫn chưa chia đất mà để anh em nó làm chung thì anh cũng khoan lên tiếng.
Tui rất mong các anh em chiếu cố dòm ngó dùm thằng cháu nội Ϯộι nghiệp của tui.
Cuối cùng chúc anh chị khỏe, an khang. Hy vọng ngày nào anh em mình gặp mặt nhậu quắc cần câu một bữa trước khi về với cha má.
Ngày….tháng….năm….
Em của anh.
Trần Văn Nghĩa.
Ông Năm chờ Lăng đọc xong bức thư, chầm chậm đưa mắt nhìn phản ứng tгêภ mặt Thăng rồi đưa tiếp cho Lăng tờ giấy thứ hai. Lăng mở ra đọc :
Ngày….tháng…năm…
Tôi tên là :Trần Văn Nghĩa
Nguyên quán : Huyện Thạnh Phú Tỉnh Kiến Hòa.
Căn cước số :…………..
Nay tôi viết giấy nầy thay di chúc để các anh em tôi :
1) Ông Trần Văn Nhân
2) Bà Trần Thị Lễ
3) Ông Trần Văn Trí
4) Ông Trần Văn Tín
Thay tôi thực hiện .
Khi tôi viểt tờ di chúc nầy có sự chứng kiến của :
1) Bà Trần Thị Ánh
2) Cháu Trần văn Lăng
Là hai người cùng làng cạnh nhà tôi.
Di chúc của tôi có nội dung như sau :
Tôi có sở hữu tổng cộng 120 mẫu ruộng và một căn nhà cất tгêภ 5 công đất hoa màu, không có bất cứ tranh chấp nào. Tôi và gia đình đang canh tác 40 mẫu, số ruộng còn lại cho tá điền thuê ( có danh sách tá điền và hợp đồng thuê đất đính kèm)
Nay tôi quyết định :
1) Khi tôi quα ᵭờι, 120 mẫu ruộng chia làm 6 phần, mỗi phần 20 mẫu.
2) Chia cho TrầnTrung Thạch 3 phần tổng cộng 60 mẫu.
3) Chia cho Phan Đắc Giàu 1 phần là 20 mẫu.
4) Chia cho Phan Đắc Sang 1 phần là 20 mẫu
5) Chia cho Phan Đắc Phú 1 phần là 20 mẫu.
6) Căn nhà và 5 công vườn hoa màu chia cho Trần Trung Thạch làm của hương quả.
7) Phan Văn Thăng muốn ở với đứa con nào thì những đứa còn lại hàng năm phải đong cho Thăng 100 giạ lúa để không lo cuộc sống mà dưỡng già
😎 Đất ruộng, chia cho đứa 10 mẫu ở gần nhà để anh em gần nhau sớm hôm tối lửa tắt đèn. Phần còn lại của mỗi đứa đã cho tá điền thuê anh em bàn bạc xem ai nhận phần nào, lấy về canh tác hay cho thuê tiếp. Phải nhớ, muốn lấy về phải báo trước tá điền 3 năm.
Di chúc nầy phải được nghiêm chỉnh thực hiện không được làm trái.
Những người có quyền lợi trong di chúc nếu có ý đồ trục lợi khác sẽ bị rút tên trong phần ρhâп chia.
Tôi nhờ ông Trần Văn Nhân ( hoặc người có tên trong danh sách ) đứng ra làm chủ giùm tôi.
Ngày….tháng….năm….
Người viết di chúc
Trần Văn Nghĩa.
Bên dưới là chữ ký của ông Hai, bà Tư, ông Năm, ông spSáu, bà Út và chú Bảy.
Ông Năm đưa thêm danh sách tá diền thuê đất cho mọi người xem qua rồi không đếm xỉa gì tới Thăng, ông kêu bốn anh em Thạch cùng ông vào nhà kho khiêng cái cối xay lúa qua một bên, đào phía dưới lên, quả nhiên có một hộp thiết trong đó chứa toàn bộ giấy tờ.
Ông Năm mang hộp thiết lên nhà, đưa mắt nhìn Thăng ngồi ૮.ɦ.ế.ƭ trân tủi ทɦụ☪ rồi chậm rãi:
— Mầy thấy không Thăng? Tuy tụi tao biết rõ bằng khoán đất nằm ở đâu nhưng mấy năm nay thấy anh em chúng nó đoàn kết chung lưng ᵭấu cật như vậy nên cũng làm thinh không nói. Mầy nghe ông nội tụi nó ρhâп chia tài sản mà có cảm thấy xấu hổ không con? Ông đã nghĩ đến các con mầy nên cho mỗi đứa một phần đất tốt hy vọng anh em tụi nó đùm bọc bảo vệ nhau. Ông lo cho tuổi già của mầy phải ăn bám con nên cho mầy mỗi năm một số lúa lớn như vậy để mầy sống dư dật. Ông sợ mầy trở mặt nên kêu tụi tao nương tay, có khác cha ruột hôn mậy? Không ngờ mầy gian xảo, nói là đang đứng tên đất với ý định xấu xa.
Ông Thăng cúi mặt xuống, không còn lời gì để biện hộ. Rồi trong lúc ông năm bàn vụ chia đất đai, ai lấy phần nào, thủ tục sang nhượng ra sao cho các cháu thì ông lẻn ra ngoài không ai hay biểt.
Bàn giao xong mọi chuyện, các ông bà lục đục kéo về sau khi ăn bữa cơm. Lúc nầy mới phát hiện ra sự vắng mặt của ông Thăng nhưng ai cũng nghĩ ông ngại ăn cơm chung bàn nên cũng thông cảm bỏ qua.
Nhưng cả đêm hôm đó ông ta không về nhà. Ba đứa con ông quáng quàng sáng sớm đã chạy đi khắp nơi tìm cha.
HẾT PHẦN III
Lê Nguyệt.