Châu Nhi vạch trần chuyện bác Thuận tính sai ở bảng kê khai chi tiêu, may là lúc báo cho Ông Nội nghe không có bác Thuận ở đó nên mọi chuyện mới dễ xử hơn một chút. Ông Nội nghe xong cũng không có giận dữ hay là khó chịu, Ông chỉ gật đầu rồi bảo là Châu Nhi làm rất tốt. Tôi nhìn vẻ mặt đắc thắng của Châu Nhi, trong lòng không biết phải diễn tả cảm xúc của mình lúc này như thế nào. Cái miệng thì nói là bỏ qua nhưng hành động thì ngược lại, tôi mà ngây thơ tin cô ta chắc toang phen này thiệt chứ không đùa được đâu.
Ông Nội thu lại hai bì thư, Ông cười nhẹ, nhàn nhạt nói với Châu Nhi:
– Vợ Chính Vũ về trước đi, lần này cháu làm rất tốt.
Châu Nhi cười hài lòng giây lát, chợt nhớ đến tôi vẫn còn ngồi đây, cô ấy mới hỏi:
– Ông ơi, chị Hai… thì sao hả Ông?
Ông Nội hơi trầm mặt nhìn tôi, giọng ông có hơi nghiêm nghị:
– Ông có chuyện cần nói với An Lâm.
Châu Nhi hơi gượng gạo nhìn tôi, ngập ngừng nói:
– Vậy… con…
Ông lại nói, lần này là nghiêm túc thật sự:
– Con cứ về trước đi, ở đây hết chuyện của con rồi.
Châu Nhi nhìn tôi với vẻ ái ngại, cô ấy đứng dậy, khều nhẹ vai tôi, nói khẽ:
– Chị Hai… em ra ngoài trước nha.
Tôi gật gật:
– Ừ, em về trước đi, lát chị về sau.
Châu Nhi chào Ông Nội rồi đi ra ngoài, thấy cô ấy đã đi, Ông Nội mới quay sang nhìn tôi, biểu cảm cũng dịu hơn ban nãy rất nhiều, Ông nói:
– Bảng kê khai con đưa cho Ông là do chính tay con làm đó à?
Tôi gật đầu:
– Dạ là con làm, Nội xem có được không Nội?
Ông Nội khẽ gật gù:
– Khá ổn, chi tiết hơn của ông Thuận làm…
Ngừng một chút, Ông lại hỏi tôi, giọng có hơi chất vấn:
– Nhưng Nội muốn biết lý do vì sao mà con lại đưa riêng cho Ông mà không phải là công khai chỉ chỗ sai như con bé Nhi?
Tôi nghĩ nghĩ, vẫn là thật lòng trả lời:
– Bác Thuận ở đây đã lâu, Ông Nội chắc hẳn là rất tin tưởng bác ấy mới giao cho bác công việc quan trọng là quản lý chi tiêu. Con mang danh là Mợ Hai là chủ của bác ấy thật nhưng vai vế thật sự cũng chỉ nằm ở tầm hậu bối. Mà đã là hậu bối thì không nên bất kính với trưởng bối. Ở Dương gia này chỉ có Nội mới có quyền trách phạt bác ấy, con nghĩ… chuyện bác Thuận làm sai số bảng kê khai chỉ nên để Nội nói với bác ấy chứ không phải là bọn con.
Ông nhìn nhìn tôi rồi lại hỏi:
– Con làm vậy… có phải là sợ đắc Ϯộι với ông Thuận không?
Tôi khẽ gật gật, cười trả lời:
– Dạ… cũng có Nội, con là hậu bối mà, gì thì gì vẫn nên nể mặt bác ấy chứ. Với lại, sai số nhỏ như vậy cũng không đáng phải nói công khai ở chỗ đông người, con nghĩ vẫn là nên để Nội giải quyết riêng với bác ấy. Như vậy sẽ tránh được rất nhiều rắc rối không đáng kể.
Ông Nội khẽ chau mày trầm ngâm giống như là đang suy ngẫm chuyện gì đó. Vài giây sau, tôi mới nghe ông nói, giọng khá là vui:
– Được rồi, Nội hiểu ý con rồi, xử sự như vậy là tốt, khá tốt. Là chủ cả, phải biết cương biết nhu hợp lý. Hễ là làm chuyện gì cũng nên nghĩ trước nghĩ sau, chuyện gì không đáng thì không nên thẳng tay. Giữ được lòng kẻ dưới trướng không phải là chuyện dễ dàng, con hiểu chưa?
– Dạ con hiểu rồi Nội.
Ông Nội thở ra một hơi, ông nhàn nhã cất lời:
– Tin người thì mới dùng người… con sau này cũng nên như vậy. Đã tin thì dùng, không tin thì đừng bao giờ dùng đến.
Tin người thì mới dùng người… tin người thì mới dùng người sao?
Tгêภ đường về lại nhà chính, tôi cứ nghĩ đến câu nói này của Ông Nội. Nghĩ tới nghĩ lui, tôi lại có chút nghi ngờ chuyện lần này của bác Thuận… sự thật không phải như những gì bọn tôi đang thấy. Ông Nội đã nói, tin người thì mới dùng người… tôi không tin là với những chuyện bác Thuận đã làm mà Ông Nội vẫn tin tưởng bác ấy đến ngày hôm nay. Là chủ của Dương gia, chả nhẽ Nội lại để bác Thuận qua mặt như thế mà không hay không biết gì hay sao?
Chuyện này… chắc chắn là có vấn đề… chắc chắn!
Về lại nhà chính, từ xa tôi đã nghe giọng của Má Nhỏ cười nói phấn khích với Châu Nhi. Thấy tôi đi vào, Châu Nhi liền chạy đến kéo tôi ngồi vào ghế, cô ấy quan tâm hỏi:
– Chị Hai, Ông Nội có nói gì với chị không? Có trách chị không?
Tôi thoáng thấy buồn cười trong lòng, mắc gì Ông Nội phải trách tôi, tôi có làm gì sai à?
– Trách gì? Sao Ông Nội phải trách chị?
Châu Nhi chau mày, cao giọng:
– Thì khi nãy… chẳng phải là Nội… giữ chị lại hay sao?
Tôi gật đầu tỏ vẻ dĩ nhiên:
– Ừ Nội giữ chị lại nhưng giữ lại cũng đâu có nghĩa là Nội trách chị đâu. Sao em lại nghĩ là Nội trách chị?
Châu Nhi có hơi lúng túng, cô ấy buông tay ra khỏi tay tôi, giọng nhạt xuống:
– Vậy mà làm em cứ tưởng…
– Thím Ba là lo lắng cho chị sao?
– Thì em cũng lo cho chị mà, cứ tưởng chị bị Ông Nội trách vì cái Ϯộι không khai báo thật lòng.
Tôi khẽ cười nhẹ:
– Thím Ba nhắc chị mới nhớ… sao hôm qua em nói với chị khác mà giờ em lại làm khác?
Châu Nhi có chút cau có, cô ấy không vui hỏi:
– Chị đang trách em hả chị Hai?
Tôi cười dịu:
– Em nghĩ thử xem?
Nghe tôi hỏi như thế, Châu Nhi chưa kịp trả lời thì Má Nhỏ đã chen ngang lên tiếng:
– An Lâm, Má thấy con bắt lỗi Châu Nhi như vậy là không có được. Ông Nội giao việc cho hai đứa, con muốn giải quyết sao là chuyện của con, con khôn khéo thì con được khen, không khôn khéo thì bị trách… đó là chuyện đơn nhiên, không liên quan gì tới Châu Nhi cả. Con bé cũng chỉ góp ý cho con mà thôi, quyết định cũng là ở con chứ.
Tôi gật đầu, thái độ vẫn rất nhẹ nhàng:
– Má Nhỏ, con đâu có trách Châu Nhi, con chỉ hỏi thím ấy vì sao lại thay đổi quyết định như vậy thôi. Con đã trách gì em ấy đâu, chưa có câu nào trách em ấy cả.
Má Nhỏ phản pháo lại tôi, bà bênh con dâu chằm chặp:
– Má thấy con không phải chỉ hỏi thông thường, con là đang giận cá chém thớt lên Châu Nhi. Con không vui khi thấy em ấy được Ông Nội khen… có phải không?
Tôi nhìn hai mẹ con bọn họ, bất giác lại buồn cười không nhịn được, cuối cùng cũng là phì cười một hơi. Đúng là mèo khen mèo dài đuôi, mẹ bênh con bất chấp.
Thấy tôi ʇ⚡︎ự nhiên cười lớn, cả Má Nhỏ và Châu Nhi đều nhìn tôi chăm chăm, ý tứ vừa ngạc nhiên lại vừa không vui một chút nào. Không đợi hai người bọn họ lên tiếng, tôi đã vội nói:
– Xin lỗi Má Nhỏ, ʇ⚡︎ự nhiên con thấy mắc cười nhịn không được luôn. Xin lỗi… xin lỗi con hơi vô duyên một chút… nhưng mà… con nghe Má nói như vậy… con mắc cười quá… nhịn không được.
Biểu cảm tгêภ mặt Má Nhỏ càng lúc càng nặng nề, bà ấy lớn tiếng, hỏi:
– Mắc cười… tôi nói gì cô mà cô mắc cười? Tôi là đang nói nghiêm túc với cô chứ có phải diễn hài cho cô xem đâu mà mắc cười?
Tôi cười thêm vài giây nữa mới bình tĩnh trở lại, tôi nhìn bà ấy, giọng nghiêm túc:
– Thì Má nói với con như vậy, Má nghĩ là con đang ghen tị với thím Ba… chuyện đó khiến con mắc cười quá không chịu được. Sao con lại phải ghen tị với thím ấy nhỉ, thím ấy có gì để con phải ghen tị trong chuyện này à?
Châu Nhi lại lên tiếng:
– Chị Hai, chị đã nói thì em cũng nói, rõ ràng khi nãy Ông Nội… ông ấy…
Tôi gật đầu, cười nói:
– Đúng, đúng là Ông Nội giữ chị lại để nói chuyện… nhưng như vậy cũng đâu có nghĩa là chị bị trách gì đâu. Chị thấy, em đang hiểu sai vấn đề rồi đó…
Ngừng một lát, tôi lại nói, giọng điệu lúc này cũng không được ʇ⚡︎ử tế cho lắm:
– Em nghĩ quá đơn giản mọi chuyện rồi đó Châu Nhi, em là người thông minh… chị cũng không phải là kẻ ngu ngốc. Chuyện lần này, chị không nghĩ là em lại làm như vậy với chị đâu… Mà thôi, chuyện đã qua rồi, chị không muốn nói tới nói lui… dù sao thì chị cũng không ảnh hưởng gì. Vậy nha, chị lên phòng trước đây.
Tôi đứng dậy, quay sang phía Má Nhỏ, tôi cười hiền hòa:
– Má Nhỏ ngồi chơi với thím Ba, con lên phòng trước, con thấy hơi mệt…
Tôi nói rồi đứng dậy rời đi, cũng không quan tâm đến Má Nhỏ thế nào, Châu Nhi ra sao. Đùa, lại chơi khôn với nhau như thế à, cô ấy khôn thì tôi cũng không phải ngu. Lại tưởng đây là phim truyền hình hay sao hay là tưởng tôi là dạng nhân vật yếu đuối dễ chèn ép?
Tôi là mợ Hai, là mợ Hai của nhà họ Dương đấy, không phải là đứa dễ bị người khác đè đầu cưỡi cổ đâu!
…………………………..
Chuyện của tôi và Châu Nhi chỉ được xem là chuyện nhỏ ở nhà họ Dương, sau khi nói vài câu như thế cũng coi như là xong chuyện, đâu lại về đó, coi như không có gì xảy ra. Chỉ là Châu Nhi càng lúc càng nhìn tôi bằng ánh mắt khác, loại ánh nhìn không mấy vui vẻ gì. Mà tôi, tôi cũng chẳng quan tâm đến cô ấy có vui hay là không vui, tôi sống không phải để vừa lòng vừa ý cô ấy, chuyện gì phải để tâm cho mệt chứ. Nếu cô ấy sống tốt, sống thật lòng với tôi thì tôi sống thật lòng lại với cô ấy, mà nếu đã muốn chèn ép nhau, vậy tôi cũng chẳng cần nể nang gì đến ai cả. Chị em dâu với nhau, thích hoà thuận thì hoà thuận, thích cách xa thì cách xa, tôi chẳng ngán một ai đâu, nói thế cho vuông.
Chuyện đó, tôi cũng có kể lại với Chính Quân, anh ta nghe xong lại nở nụ cười khen tôi làm rất tốt. Nghe anh ta khen, tôi cơ hồ cũng thấy an tâm thêm vài phần. Hy vọng là cách tôi giải quyết mọi chuyện có thể làm vừa lòng Ông Nội.
…………………….
Buổi sáng, tôi với A Mỹ ngồi kiểm tra thùng thực phẩm chức năng được gửi từ Úc về. Mấy loại thực phẩm bổ trợ này là tôi đặt mua riêng cho cu Gin, toàn là loại được bác sĩ cho phép dùng tôi mới dám mua. Cu Gin sức đề kháng khá yếu, lại dễ Ьệпh nên tôi muốn cho thằng bé uống thêm vài loại thực phẩm bổ trợ, hy vọng có thể cải thiện được tình hình sức khoẻ của thằng bé.
A Mỹ nhìn mấy lọ tђยốς bổ, vitamin,… cô ấy khẽ hỏi:
– Mấy thứ này… uống thế nào hả Mợ?
Tôi nghĩ nghĩ một lát rồi mới trả lời:
– Để tôi hỏi bác sĩ dinh dưỡng rồi có gì tôi hướng dẫn cho cô sau. Cái này cũng không phải tђยốς thang gì đâu, lại dễ uống nên không phải lo là cu Gin sẽ không chịu uống.
– Vậy được… có gì Mợ chỉ cho em rồi em cho cậu uống.
Tôi gật gật rồi cẩn thận bỏ hết mấy lọ tђยốς vào trong thùng, quay sang A Mỹ, tôi nói với cô ấy:
– Cô đem thùng này lên phòng cậu giúp tôi, à… sẵn đưa cậu xuống đây chơi luôn, đừng cho cậu chơi game nữa.
– Em hiểu rồi mợ.
Đợi một lát, A Mỹ dắt cu Gin xuống nhà mát rồi để thằng bé chơi với tôi. Tôi vừa cho cu Gin ăn lại vừa dắt cu cậu đi dạo trong vườn. Thằng bé thể trạng yếu nên để cho cu cậu ra ngoài chạy nhảy vận động nhiều hơn, suốt ngày cứ bắt thằng bé ở trong nhà, ít tiếp xúc với ánh mặt trời thì khoẻ lên thế nào được.
Tôi dắt tay cu Gin đi trong vườn, cu cậu khoái chí nhảy nhót lung tung. Đúng là trẻ con, thấy chim thấy bướm là thích thú chạy theo bắt, làm cho tôi xém chút chạy theo không kịp. Thấy thằng bé chạy xa vào trong vườn, sợ là có rắn, tôi mới kéo thằng bé lại, tôi nói:
– Gin, đừng chạy nữa con.
Cu Gin bị tôi kéo lại, cu cậu tỏ ý không vui:
– Nhưng đang chơi vui lắm, Gin đang chơi bắt dí mà.
Tôi giữ tay thằng bé, tôi liền hỏi:
– Con chạy theo con bướm kia làm sao được mà chạy, bướm bay nên bay nhanh lắm, mình theo không kịp nó đâu.
Cu Gin đột nhiên lắc đầu, cu cậu chu môi nói:
– Không phải con bướm, cu Gin chạy theo bạn… bạn kia kìa… bạn kêu cu Gin tới chơi mà.
Tôi nhìn ra phía xa, toàn cảnh trước mắt ngoài cây với cây ra thì làm gì có ai. Thằng bé… thằng bé nói ai vậy?
– Gin… làm gì có ai?
Cu Gin nhướn mày không hài lòng, cu cậu nũng nịu:
– Bạn ở kia mà… bạn ở kia…
Vừa nói thằng bé vừa chỉ tay vào chỗ cây xoài, ý tứ chắc nịch không giống như đang giỡn chút nào. Tôi nhìn theo hướng tay của con, mồ hôi như muốn vã ra, tôi siết chặt tay thằng bé, nói gấp:
– Đừng chỉ nữa Gin… theo mẹ vào trong nhà… đi nhanh con.
Cu Gin thấy tôi gấp gáp lôi kéo, cu cậu nửa phần không hài lòng nhưng vẫn không chống đối lại tôi. Bồng cu cậu đi được một khoản xa, tôi lúc này mới yên tâm mà dừng lại nghỉ chân. Ôm cu Gin trong tay, tôi run run, hỏi:
– Bạn… còn đi theo con không?
Cu Gin nhìn về phía sau, lại lắc đầu tiếc nuối:
– Không có… bạn không có đi theo con.
Nghe con nói vậy, tôi thở phào nhẹ nhỏm trong lòng. May quá, may là “bạn” của cu Gin không đi theo, chứ nếu không…
– Mợ Hai!
Đang sợ vã mồ hôi thì lại nghe tiếng chào ở sau lưng khiến tôi giật bắn cả ngươi. Lại nghe giọng khàn khàn của người lớn tuổi, đã sợ càng thêm sợ, tay chân tôi gần như run lên bần bật. Ôm chặt lấy cu Gin rồi che mắt con lại, tôi nhắm chặt mắt, không dám nhìn cũng không dám trả lời…
– Mợ Hai… tôi là người không phải ma.
Vẫn còn sợ, tôi nghĩ nghĩ thật nhanh, nếu mà cứ đứng như vậy hoài cũng không phải là cách… hay là liều một phen vậy. Quay về hướng phát ra giọng nói, tôi từ từ… từ từ mở mắt nhìn ra… ối trời ơi… hú hồn chim én… là người… là người chứ không phải ma.
Tôi thấy bà lão tóc bạc trắng đang đứng trước mặt mình, tay bà ấy chống gậy gỗ hình rồng, mắt nhìn tôi chăm chăm, bà ấy nói:
– Mợ làm gì ở đây? Sao đưa cậu chủ nhỏ ra đây để làm gì?
Cứ tưởng ai, hóa ra là bà lão ở nhà từ đường. Mặc dù nhìn bà ấy có chút cổ quái nhưng ít ra vẫn đỡ hơn là gặp ma. Sau vài giây bình tĩnh, tôi lúc này mới dám mở miệng trả lời:
– Dạ con chào bà…
Bà lão nhìn tôi, vẫn là biểu cảm quan tâm:
– Đưa cậu chủ nhỏ vào nhà đi mợ, cậu chủ còn nhỏ, dễ thấy những “người” không nên thấy. Đã vậy còn đi cùng với mợ… mợ tốt nhất nên vào trong nhà đi… đi đi.
Nghe bà lão nói như vậy, tôi thoáng run rẩy:
– “Người”… không nên thấy hả bà?
Bà lão gật gù, ý tứ nghiêm túc:
– Ừ, đi vào trong đi…
Khϊếp thật, vào trong… vào trong nhanh thôi… có cho tiền tôi cũng không dám ở đây… không dám.
Tôi sợ đến mức quên cả cảm ơn, chỉ biết cúi đầu đi nhanh vào trong. Chân bước được gần chục bước, lại nghe tiếng nói vang của bà lão ở phía sau:
– Khi nào mợ rãnh… mợ tới từ đường tìm lão… lão có chuyện cần nói.
Bước chân khựng lại, tôi lấy hết can đảm để quay đầu lại nhìn bà lão… nhưng ơ hay… người đâu… người vừa đứng ở kia đâu?
Đùa… đùa tôi chắc? Thế rốt cuộc bà lão kia là người hay là… ma giả người?!