Tôi sinh ra và lớn lên ở xóm chài ven biển từ nhỏ đã lênh đênh theo thầy mẹ tгêภ con tàu ᵭάпҺ cá. Cũng không hiểu vì lý do gì mà thầy tôi đặt cho tôi cái tên hết sức giản đơn: “Phạm Thị Nụ”. Năm tôi sáu tuổi mẹ tôi gửi tôi cho bà ngoại để theo học cấp một, cuộc sống của tôi cũng gắn với ngoại kể từ ngày ấy.
Thời gian thấm thoắt trôi đi cho đến năm tôi học lớp chín thì thầy mẹ tôi bị một trận bão lũ cuốn trôi. Tôi và ngoại nghe được tin bàng hoàng đêm nào cũng chạy ra ngoài biển chờ tin. Đến ba ngày sau ҳάc thầy mẹ nổi lên chẳng còn toàn thây. Đám tang thầy mẹ, cả xóm phải góp vào mới mua được cỗ quan tài để đưa họ về nơi an nghỉ cuối cùng. Tôi với ngoại khóc nhiều lắm, đến nỗi mắt còn chẳng mở nổi ra. Nhưng rồi tôi biết mình không thể mãi đắm chìm trong nỗi đau, nhất là khi nhìn ngoại càng ngày suy sụp, nhà lại càng cạn kiệt tiền. Thầy mẹ tôi mất, ngoại thì yếu chẳng còn cách nào tôi đành bỏ học rồi theo làng chài lênh đênh tгêภ biển để kiếm cá kiếm tôm bán lấy tiền qua ngày. Vì không có tàu, nên tôi chỉ đi ké, số tiền bán được lại phải trả cho chủ tàu một nửa.
May thay chủ tàu thương, lâu lâu còn cho thêm một ít. Tôi với ngoại cũng coi như sống đủ qua ngày.
Đến năm tôi mười tám tuổi, ngoại đột nhiên Ьệпh nặng, ốm sốt mấy ngày liền. Tôi chạy một mạch đưa ngoại ra trạm xá khám, khi vừa khám xong trạm trưởng nhìn tôi rồi nói:
– Bệnh nặng đấy, đưa lên huyện thôi chứ ở đây không chữa được.
Nghe xong tôi như ૮.ɦ.ế.ƭ lặng, hỏi lại chỉ nghe được câu trả lời tương ʇ⚡︎ự. Lên huyện? Tôi và ngoại sống qua ngày còn chẳng đủ no, giờ lên huyện biết lấy tiền đâu? Khi tôi cõng ngoại từ trạm về nhà, đi qua cάпh đồng ngoại khẽ nói:
– Không phải lên huyện đâu con. Ngoại già rồi, Ьệпh tý cũng không sao, giờ lên huyện tốn kém lại chẳng biết chữa được không? Về pha cho ngoại cốc mật lợn uống là khỏi.
Ngoại nói đến đâu, tôi bật khóc tu tu, khóc vì thương ngoại, khóc vì bất lực, khóc vì cái nghèo như bóng ma ám ảnh. Về đến nhà đi qua nhà bà Nghị hàng xóm đột nhiên bà liền hỏi:
– Bà cháu cô Nụ đi đâu về thế?
Tôi sụt sịt kể lại mọi sự tình, nghe xong bà Nghị liền nói:
– Không đưa lên huyện sao được? Để ở nhà chờ ૮.ɦ.ế.ƭ hả?
– Nhưng bà cháu tôi làm gì có tiền?- ngoại tôi đáp
– Không có tiền thì tìm cách kiếm. Vào nhà đi tôi cũng đang định tìm có việc.
Nói rồi bà Nghị kéo tôi và ngoại vào trong thì thầm:
– Này bà Cốm, con Nụ năm nay cũng mười tám rồi, hay bà gả quách nó đi. Tôi cũng đang tìm mối cho thằng cháu họ hàng xa bên làng một đứa con gáι. Nhà nó giàu bự, nhưng thằng này mải làm ăn nên gần ba mươi chưa có vợ. Đẹp giai, cao to lắm. Giờ bà Ьệпh thế này, chi bằng để nhà trai lo tiền nong chữa Ьệпh cho bà, rồi bà để con Nụ về đó làm dâu. Tôi đảm bảo người ta sẽ chữa cho bà khỏi Ьệпh thì thôi.
– Như vậy khác gì tôi bán cháu
Ngoại vừa nói xong thì ho sù sụ ra cả ɱ.á.-ύ, bà Nghị nghe vậy thì cáu om lên:
– Bà xem bà Ьệпh nặng thế này rồi còn định thế nào? Con Nụ cũng chẳng học hành gì, cho nó lấy chồng cũng được rồi. Nhà người ta gia giáo lắm nên bà yên tâm đi. Đây, tiền người ta đưa cho tôi đây, nếu bà đông ý tôi đưa bà để đi chữa Ьệпh trước rồi mai kia tôi bảo họ sang nói chuyện.
Tôi nhìn ngoại không chịu nổi quay sang bà Nghị nói:
– Bà ơi, con đồng ý lấy người ta. Chỉ cần đồng ý là sẽ có tiền chữa Ьệпh đúng không bà? Nhưng giờ bà phải đưa tiền luôn để con bắt xe đưa ngoại con lên huyện, đợi ngoại con khỏi rồi về tính sau được không?
Bà Nghị tươi cười dúi cho tôi một tập tiền rồi nói:
– Bà Cốm có đứa cháu hiếu thảo thế này còn gì bằng?
Nói rồi bà Nghị cùng tôi chạy ra ngoài đón xe, lúc này ngoại tôi đã ngất lịm đi. Khi lên đến huyện, tôi liền cõng ngoại ba chân bốn cẳng chạy vào Ьệпh viện cấp cứu. Tôi cũng không biết ngoại bị sao chỉ nghe loáng thoáng bác sĩ nói bị Ьệпh gì đó ở phổi, cũng may ngoại cấp cứu kịp rồi nằm viện một tuần là được về. Đến hôm tôi đưa ngoại về nhà đã thấy bà Nghị cùng một người phụ nữ khác chờ sẵn. Lúc vào giới thiệu tôi mới biết đó là mẹ của người mà bà Nghị làm mai cho tôi tên Quế.
Tiền đã tiêu sạch, nên tôi có lo lắng cũng chẳng còn cách nào khác là đồng ý lấy một người xa lạ không quen biết. Ngoại tôi nghe bà Nghị nói rằng chú rể học hành đàng hoàng, mẹ chú rể thì nói chuyện dịu dàng dễ nghe nên cũng đôi phần yên tâm. Lúc về bà Quế còn đưa cho ngoại tôi một ít tiền và một ít cam để tẩm bổ hẹn một tuần sau sang cưới vì được ngày.
Đêm ấy tôi không ngủ được, nằm nghe ngoại dặn mà ʇ⚡︎ự dưng tôi lại thấy không nỡ xa ngoại. Nhưng tôi biết mình đã không còn đường lui chỉ còn cách chấp nhận.
Một tuần sau đó, bên nhà trai đến đón tôi, đám cưới sơ sài, vì tôi với ngoại đâu có tiền? Ngoại chỉ làm mâm cơm thắp hương gia tiên để đàng trai tổ chức đón dâu về, lúc đi qua mấy cάпh đồng, không hiểu sao ʇ⚡︎ự dưng tôi quay lại nhìn ngoại rồi bật khóc nức nở.
Nhà trai khác làng, cách làng tôi tận hai chục cây số lận. Tôi được đi xe ba bánh chở về. Lúc về đến nơi tôi mới biết nhà chồng tôi rất khá giả, hơn cả trong tưởng tượng của tôi rất nhiều.
Thế nhưng! Ngay đêm tân hôn tôi mới biết mình bị lừa. Không phải người ta cưới tôi về làm vợ mà là lấy tôi về làm lẽ! Chồng tôi đã có một người vợ khác, vẫn đường hoàng sống ở căn nhà năm gian ấy. Nhưng tiếc thay người ấy không đẻ được, tôi được mua về để thay người ấy thực hiện trách nhiệm duy trì nòi giống cho nhà người ta