Tình – Hậu Chương 1

Chung Kều

Cái nắng Hạ thật dã man.

Hơi nóng như thể chui lên từ lòng đất làm mặt đường rung lên bần bật, cây cối đứng im ૮.ɦ.ế.ƭ lặng.

Con phố vắng chỉ có hai chị em đứa bé hát dạo nhễ nhại mồ hôi, lẽo đẽo bên chiếc xe bán hàng gắn kèm thùng loa kẹo kéo.

Tôi nằm ghếch chân lên cάпh võng đu đưa kẽo kẹt theo nhịp 2/4, chợt một cơn gió thoảng qua đưa lời ca của chị em đứa bé từ xa vọng về bài hát ( Tình xưa nghĩa cũ ) nghe thật nẫu ruột, nằm miên man suy ngẫm về cuộc đời….!

– Tại sao bố mẹ lại đặt cho mình cái tên “Hậu”nhỉ..?

Thời son trẻ tôi là cô gáι xinh đẹp được xếp hạng trong một nhà máy dệt lớn của thành phố, vì thế rất nhiều chàng trai theo đuổi nhưng tôi chưa có ý định lấy chồng, bởi dưới tôi còn thằng Tình, thằng Nghĩa và cô em út nhí nhảnh tên Linh Chi, tôi thương yêu các em vô cùng nên trong đầu lúc nào cũng nghĩ mình là con cả phải cố gắng làm ra tiền để giúp bố mẹ và các em.

Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, đất nước đã đổi mới và mở cửa nhưng cuộc sống của người dân vẫn vô cùng khó khăn. Một số gia đình có con em đi xuất khẩu lao động hay học nghề bên trời tây đã gửi về những thùng hàng đầy giá trị, người đi Nga thì bàn là và nồi áp suất, đi Tiệp thì xe máy Babetta hay Jwa 350, đi Đức có vẻ tươm hơn bởi những chiếc xe Sim Sơn cùng đồng D Max đầy hấp dẫn.

Thời điểm đó những món hàng tгêภ là ước mơ hiếm có khó tìm của bao người.

Cuối năm 1989 bức tường Berlin xụp đổ nước Đức thống nhất, làn sóng người Việt Nam đến nước Đức xin tị пα̣п bùng phát.
Thời cơ đã đến giấc mơ làm giầu trong tôi trỗi dậy, sau một thời gian chạy vạy cuối cùng con đường xuất ngoại của tôi đã toại nguyện.

Một ngày đầu xuân năm 1990 mưa phùn rơi rả rích tôi cầm tгêภ tay quyển Passport và ViSa đi du lịch tại đất nước Tiệp Khắc.
Giờ phút chia ly tại sân bay Nội Bài trong cảnh người đi kẻ ở thật bi thương khôn tả. Tôi cũng nước mắt ngắn dài bịn rị chia tay bố mẹ và các em lòng thầm mong ngày chiến thắng huy hoàng trở về.

Trưa ngày hôm sau chuyến bay đã hạ cάпh tại sân bay Pra-ha thủ đô của đất nước Tiệp Khắc, tuyết rơi dầy mênh mang một mầu trắng xoá, chuyến bay đó có gần hai chục người Việt, nhiều chị đã có chồng con, còn có cả những người đã từng ở nước Đức hết thời hạn đã trở về đất mẹ, nhưng vì sức mạnh của đồng tiền ngoại (Deutsche Mark), họ quyết định quay lại bến mộng nên được gọi là “Đức lộn”.

Cả nhóm người Việt chúng tôi ra khỏi sây bay và đến “Quảng Trường Con Gà” tập trung ngắm cảnh rồi cùng bàn kế sách vượt biên sang Đức.

Một anh “Đức Lộn”nhìn tôi thì thầm:

– Không biết đường dây này thế nào, nghe mọi người nói thì các em gáι xinh đẹp muốn vượt biên sang vùng miền đất hứa đều phải hiến thân cho mấy gã dẫn đường, càng đẹp thì thời gian đường biên càng dài, có nhiều em bay qua đường Nga phải ở lại giúp việc cho các đại ca vài tháng mới được tha đấy.

Nghe thấy thế tôi khẽ rùng mình ớn lạnh.

Một lúc sau chiếc xe auto 16 chỗ xuất hiện, gã lái xe thông báo giá mỗi người vượt qua đường rừng để sang Đức là 200 USD.

Mọi người nhất trí, chiếc xe rồ ga lao đi trong làn mưa tuyết mịt mùng.

Chiều muộn chúng tôi đã có mặt tại một ngôi nhà bên rừng thông bạt ngàn.

Một gã cao to tóc xù xoăn tít từ trong nhà khệnh khạng bước ra lên tiếng:

– Đường biên giới cách đây không xa mọi người xuống xe vào nhà tạm nghỉ, đói thì ăn mỳ tôm, tối nay tuyết rơi ít chúng ta sẽ lên đường. Nói xong hắn đưa tay vuốt mấy cái râu dê dưới cằm rồi đá mắt nhìn về phía tôi giọng ồm ồm:

– Tối nay em này và em kia ở lại mai tính sau… Lí do vì đi đông quá dễ bị cα̉пh sάϮ Đức phát hiện.

Nói xong, mặt lạnh tanh hắn lên xe phóng Ꮙ-út về phía con đường đầy tuyết trắng nham nhở.

Tôi và cô gáι trẻ bị chỉ định ở lại mặt tái dại như trúng gió ᵭộc, mấy chị đi cùng đoàn nom dáng vẻ già dặn, từng trải , họ xúm lại động viên an ủi rồi dúi vào tay hai đứa tôi mấy viên tђยốς tгáภђ tђคเ, miệng thì thầm chia sẻ: Đất khách quê người mà em, tiền là ɱ.á.-ύ và nước mắt đấy..!

(Còn nữa)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được ᵭάпҺ dấu *